0

Các tỉnh ven biển Việt Nam đang đẩy nhanh lắp đặt các hệ thống giám sát tàu (VMS) trên các tàu khai thác thủy sản – một phần trong các biện pháp chống khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không có quy định (IUU).

Động thái này nhằm kỳ vọng giúp dỡ bỏ thẻ vàng mà EU đang áp đặt lên Việt Nam nhằm cảnh báo về các sản phẩm thủy sản khi một phái đoàn từ Tổng cục Biển và Nghề cá (DG-Mare) thuộc Ủy ban châu Âu (EC) sẽ thăm Việt Nam từ ngày 25/5 – 5/6 để thanh tra việc triển khai các khuyến nghị của EC về khai thác IUU.

Đoàn thanh tra của EC đã xác định vấn đề khai thác thủy sản trái phép trong đợt thanh tra thứ 3 này để ra quyết định liệu có kéo dài “thẻ vàng” hay chuyển sang “thẻ đỏ”, nghĩa là lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu thủy sản khai thác Việt Nam, theo Bộ NNPTNT cho hay.

Ông Nguyễn Quang Hưng, cục phó Tổng cục Thủy sản thuộc MARD, cho biết Việt Nam đã nỗ lực lớn trong 3 năm qua để triển khai các khuyến nghị của EC nhằm chống lại khai thác thủy sản IUU. Sau 2 đợt thanh tra vào tháng 6/2018 và tháng 11/2019, nhó công tác ghi nhận cam kết của Việt Nam để dỡ bỏ thẻ vàng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng liên quan đến lắp đặt VMS.

Tỉnh Cà Mau thuộc ĐBSCL ghi nhận có khoảng 4.925 tàu khai thác, bao gồm 1.665 tàu dài hơn 15 và được thiết kế để khai thác thủy sản xa bờ, bắt buộc phải trang bị VMS theo quy định của chính phủ. Tỉnh đã lắp đặt VMS cho khoảng 72% rong tổng số tàu dài hơn 15m và 86,5% số tàu dài hơn 24,, theo ông Châu Công Bang, phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết.

Tại tỉnh Bến Tre, tỷ lệ lắp đặt VMS là 50,75% đối với tàu dài hơn 15m và 96,58% đối với tàu dài hơn 24m. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho biết tỉnh đã yêu cầu các cơ quan liên quan trừng phạt nghiêm minh các tàu đi vào vùng biển của các nước khác. Tất cả các tàu bị bắt tại bởi các nước khác đều bị tước giấy phép hoạt động.

Tỉnh Nam Trung bộ Bình Định cũng có tổng cộng 3.270 tàu dài trên 15m. Tới thời điểm này, toàn bộ tàu dài hơn 24, và 89% tàu dài từ 15 – 24m đã được lắp đặt Movimar, mtộ hệ thống giám sát vệ tinh thủy sản của Pháp. Tỉnh hiện đang tăng cường các hoạt động giám sát để xác định bất cứ tàu nào hoạt động không giấy phép hoặc giấy phép hết hạn, và sẽ hỗ trợ họ đăng ký hoặc cấp mới giấy phép.

Tại tỉnh miền trung Quảng Trị, Sở NNPTNT đã xử nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu các cơ quan liên quan chặn bất cứ tàu có chiều nào 15 – 24n nào khai thác xa bờ nếu không có gắn VMS. Tính tới đầu tháng 4, chỉ có 18 tàu dài hơn 24m và 120 tàu dài từ 15 – 24m tại tỉnh có lắp đạt VMS. Tỷ lệ thấp này chủ yếu là do chi phí lắp đặt VMS tương đối cao, có thể lên tới 30 triệu đồng/tàu.

Theo MARD, do thẻ vàng của EU, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giảm 6,5% xuống còn 390 triệu USD trong năm 2018 và 11,5% xuống còn 345,2 triệu USD trong năm 2019, Từ vị trí thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau thẻ vàng, EU rơi xuống vị trí thứ 5 và tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm từ 18% xuống còn 13%.

Theo VNS

Admin

Chính sách trợ cấp mới của Trung Quốc không bao gồm đội tàu khai thác xa bờ

Bài trước

Dữ liệu mới cho thấy sản lượng khai thác thủy sản xa bờ của Trung Quốc tăng vọt

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản